Translate

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Tại sao có phong tục tảo mộ, ăn đồ nguội trong Tiết Thanh Minh

tạm dịch: Quạ kêu đêm tối đầu cầu, Thanh minh Hàn thực dầu dầu khóc than. Do dân gian đã quen với tết Hàn thực chung với Thanh minh, nên triều đình chính thức quy định khi đến tiết Thanh Minh có thể nghỉ cùng lễ Hàn thực. Thời Tống, tiết Thanh minh được chuyển dần từ tết Hàn thực sang. Không chỉ có các nghi lễ tế tại mộ mà các phong tục của Hàn thực như ăn thức ăn nguội, đánh đu... cũng chuyển sang tiết Thanh minh. - Dung hòa tết Thượng tỵ: Sau này, tiết Thanh minh còn dung hòa thêm một lễ có rất sớm trước đó là tết Thượng tỵ. Lễ này tổ chức vào mùng 3/3 Âm lịch, phong tục chính là "đạp thanh" (du xuân), "phất hệ" (tắm gần sông để giảm trừ điều xấu tai ương), phản ánh nhu cầu của người dân về thay đổi tinh thần và tâm lý sau những ngày đông buồn chán. Tảo mộ ngày Thanh minh chủ yếu là ở ngoại thành, ngoài việc đau buồn nhớ nhung gia tiên, nhân tiện dạo chơi ngắm nhìn cảnh đẹp là cách để giảm bớt nỗi buồn. Vì thế, tiết Thanh minh sau này còn gọi là tết "đạp thanh". Nguyễn Du trong Truyện Kiều có câu: "Thanh minh trong tiết tháng ba; Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...", cũng vì lý đó. - Phát triển sau này: Tiết Thanh minh dung hòa hai ngày tết trên, đến thời Tống lấy trọng tâm là tảo mộ kết hợp các hoạt động khác như du xuân, ăn đồ nguội... Đến thời Minh Thanh, ngày Thanh minh chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Gần đây, ngoài tảo mộ, du xuân... còn được kết hợp thêm hoạt động trồng cây. Phong tục ngày Thanh minh Nhiều hoạt động diễn ra ở một số vùng vào ngày đầu tiên của tiết Thanh minh như không dùng kim, không giặt áo, không đốt lửa, phụ nữ không ra đường, lấy than vạch trước cửa... với hy vọng tránh không cho ma quỷ vào nhà. Đây là những quan niệm không nên theo. Một số phong tục chính bao gồm: - Tảo mộ: Thăm mồ mả tổ tiên, bày tỏ lòng nhớ ơn. Mọi người cắt nhổ cỏ, đắp thêm đất, mang hoa quả dâng cúng gia tiên, đặt tiền giấy... Nếu thấy mộ nào còn cỏ, không có tiền giấy là mộ vô chủ. Tục tảo mộ có từ trước thời nhà Tần, nhưng không áp đặt đúng vào tiết Thanh minh. Bản chất của nghi lễ này là phải đến tận mộ gia tiên, nhưng tùy theo điều kiện của từng gia đình mà phương thức tảo mộ cũng khác. Do ảnh hưởng của Đạo giáo, người dân còn đốt quần áo giấy để gửi cho người đã khuất. Hay do ảnh hưởng của Phật giáo, người ta đọc "chú vãng sinh", cầu mong cho vong hồn được siêu thoát dễ dàng hơn. Nhiều người xa quê làm ăn hay vì lý do khác nên bớt chú trọng lễ tảo mộ, gửi gắm hết cho các dịch vụ làm thay. Nhiều người cho rằng mình đang làm ăn tốt, kiêng đầu năm gặp vong hồn nên không muốn đi tảo mộ đầu năm. - Ăn đồ nguội, hay tiết kiệm thức ăn: Một số nơi vẫn bảo lưu tập tục ăn đồ nguội, không thắp lửa trong ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, vì họ cho rằng không làm như vậy dễ có tai ương. Một số nơi người ta sau khi mang đồ đi cúng lễ thì lấy chia phần mang về hoặc cùng nhau ăn. Khi tảo mộ mang bánh tự làm sẵn đi cúng lễ, xong xuôi các thủ tục tảo mộ lại mang về thụ lộc. - Đạp thanh: Cũng chính là du xuân. Tiết Thanh minh đã bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ, là thời điểm thích hợp để đi dã ngoại, ngắm cảnh. - Trồng cây: Trước và sau Thanh minh, mưa xuân có ở nhiều nơi, sức sống của cây cũng mãnh liệt, vì thế từ xưa đến nay người ta có thói quen trồng cây vào mùa xuân. Nhiều người còn gọi tiết Thanh minh là tết trồng cây. Phong tục này được lưu truyền đến tận ngày nay. Thực tế không bắt buộc cứ đúng ngày đầu tiên của tiết Thanh minh là phải làm nghi thức tảo mộ. Trung Quốc có 3 ngày nghỉ thì đa phần mọi người tranh thủ về quê tảo mộ, thăm quê hương hay người quen; còn lại nhân dịp nghỉ đi "đạp thanh", du xuân, ngắm cảnh đẹp. Việt Nam không có ngày nghỉ chính thức, năm nay tiết kéo dài từ ngày 5/4 đến 5/5 dương lịch. Tuy vậy ít người tảo mộ muộn mà đa phần đều tiến hành vào tuần đầu tiên của tiết Thanh minh.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

BACK TO TOP